Bạn có thể dành ra vài phút mỗi ngày để thực hiện các bài tập sau đây để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa trĩ. Các bài tập này có công dụng thư giãn vùng hậu môn trực tràng, thư giãn các thớ cơ trong ổ bụng và cơ vòng hậu môn và giúp làm giảm sưng viêm do trĩ.
Bài tập 1: Pelvic floor contraction (Tập luyện cơ sàn chậu)
Bài tập này có công dụng tăng sức mạnh cho cơ sàn chậu, vốn là nhóm cơ có tác dụng kiểm soát sự bài tiết của niệu đạo và hậu môn, giúp thư giãn cơ vòng hậu môn và giảm căng cứng.
Các bước thực hiện động tác:
- Nằm ngửa trên thảm tập hoặc ngồi thoải mái
- Co cơ hậu môn như khi bạn đang cố giữ một cơn “xì hơi”
- Giữ sự co cơ này trong 5 giây
- Thả lỏng trong 10 giây
- Lặp lại 5 lần
- Lặp lại 5 lần, nhưng lần này chỉ dùng 1/2 lực
- Co và thư giãn cơ hậu môn nhanh nhất có thể
- Tiếp tục tập cho đến khi còn có thể.
- Lặp lại chuỗi bài tập trên 2 đến 4 lần 1 ngày.
Bài tập 2: Hít thở sâu
Bài tập này giúp giảm căng cứng cơ sàn chậu và hỗ trợ thư giãn.
- Ngồi thẳng lưng, đặt tay trên eo, ngay bên dưới xương sườn.
- Với mỗi lần hít vào,hít sâu vào bụng, cho phép bụng được thư giãn và phình to
- Với mỗi lần thở ra, hóp bụng, đẩy rốn sát vào sống lưng
- Tiếp tục trong vòng 5 phút
Bài tập 3: Tư thế đứa trẻ (Child’s Pose)
Tư thế này giúp cải thiện lưu thông máu ở vùng hậu môn, giảm táo bón và thư giãn cơ lưng dưới, cơ chân và hông. Các chuyên gia Yoga cũng cho rằng tư thế này giúp mát xa nhẹ nhàng các cơ quan bên trong cơ thể, cải thiện lưu thông.
- Bắt đầu từ tư thế ngồi kiểu Nhật Bản, hai đùi mở rộng ngang vai, hai tay đặt lên đùi. Hít thở sâu và đều.
- Căng ngực ra, hai tay đặt lên phía trước cơ thể, từ từ gập người xuống sàn tập. Tiếp đến, nhẹ nhàng đặt trán của bạn xuống thảm.
- Bạn cũng có thể để hai tay duỗi thoải mái về phía sau, dọc theo cơ thể, lòng bàn tay hướng lên, hai vai thả lỏng xuống.
- Thư giãn trong tư thế này suốt 5 phút.
Bài tập 4: Thư giãn chân trên tường (Legs Up-the-Wall Pose)
Tư thế này giúp tăng lưu thông máu ở vùng hậu môn, đồng thời giúp cơ thể thư giãn, giảm khó chịu.
- Ngồi áp bên phải cơ thể sát tường
- Bắt đầu nhấc chân và áp chân lên tường, nằm ngửa thư giãn phần thân trên
- Đặt 2 tay ở bất kỳ tư thế nào thoải mái, có thể xoa bóp vùng bụng trong lúc tập
- Giữ tư thế này trong tối đa 15 phút
Bài tập 5: Tư thế xả hơi (Pawanmuktasana)
Tư thế xả hơi giúp xoa bóp vùng bụng, cải thiện tiêu hóa. Đồng thời tư thế này cũng giúp thư giãn các cơ trong bụng, vùng chậu và hậu môn.
- Nằm ngửa thư giãn
- Gập 1 hoặc cả 2 đầu gối và kéo sát về ngực
- Vòng tay ôm qua đầu gối, nắm 2 tay với nhau hoặc khoanh tay ôm đầu gối
- Giữ tư thế này trong vòng 1 phút
Bài tập 6: Tư thế cánh bướm
Tư thế cánh bướm giúp vùng đùi trong, háng và đầu gối khỏe mạnh và linh hoạt hơn. Tư thế này giúp kích thích các cơ quan bên trong cơ thể và cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa.
- Ngồi thư giãn, lót xương chậu bằng gối, chăn hoặc đệm.
- Áp 2 lòng bàn chân với nhau, mở rộng 2 đầu gối
- Đan ngón tay quanh ngón chân út hoặc mắt cá chân, duỗi thẳng lưng
- Giữ tư thế này trong vòng 1 phút
Nguồn: Healthline