Bệnh trĩ trong thai kỳ: Nguyên nhân và Cách điều trị.

Trĩ là bệnh thường gặp nhưng ít được chú ý ở phụ nữ mang thai. Theo thống kê, có đến 20-50% phụ nữ bị trĩ trong thời gian mang thai ở mức độ từ nhẹ đến nặng. Phần lớn các phụ nữ này chưa từng mắc phải trĩ trước khi mang thai.
1) Nguyên nhân nguy cơ trĩ tăng cao trong khi mang thai?

  • Khi thai nhi phát triển, tử cung lớn dần lên, gây áp lực ngày càng lớn lên tĩnh mạch chậu và tĩnh mạch chủ dưới, đặc biệt là tĩnh mạch hậu môn và trực tràng, khiến các tĩnh mạch này bị dãn ra và sưng lên, tăng nguy cơ hình thành búi trĩ.
  • Nồng độ hóc-môn progesterone gia tăng trong khi mang thai làm giãn các cơ và khiến thành tĩnh mạch dễ bị phình lên. Progesterone cũng làm chậm nhu động ruột, góp phần tăng nguy cơ táo bón. Khi bị táo bón, thai phụ có xu hướng rặn nhiều hơn khi đại tiện, và động tác rặn quá mạnh có thể gây ra hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ.
  • Lượng máu trong cơ thể tăng lên khi mang thai làm tăng áp lực lên tĩnh mạch.
    Ngoài ra, những yếu tố sau cũng có thể làm tăng nguy cơ bị trĩ trong thai kỳ: Tăng cân quá nhiều trong thai kỳ, ngồi/đứng một chỗ quá lâu
    Trĩ đặc biệt phổ biến trong tuần 28 tuổi thai trở đi, khi em bé đã phát triển lớn trong tử cung và làm cơ thể trở nên nặng nề. Trĩ có thể biến mất hoàn toàn sau khi sinh em bé khi nồng độ nội tiết tố, lượng máu và áp lực trong ổ bụng thai phụ trở về mức bình thường.
    2) Điều trị trĩ trong thai kỳ
    2.1) Điều trị tại nhà
  • Sử dụng giấy ướt hoặc vòi xịt để vệ sinh sau khi đại tiện thay vì dùng giấy khô.
  • Ngâm hậu môn trong nước ấm khoảng 10 phút, vài lần mỗi ngày.
  • Chườm đá
  • Tránh đứng/ngồi 1 chỗ quá lâu
  • Gác chân lên bục thấp khi ngồi làm việc/khi đại tiện để giảm áp lực lên tĩnh mạch hậu môn trực tràng.
  • Uống nhiều nước và ăn thực phẩm giàu chất xơ để làm mềm phân, hỗ trợ đại tiện dễ dàng.
  • Không rặn khi đi vệ sinh, không ngồi quá lâu trong toilet.
  • Đi đại tiện ngay khi cơ thể có nhu cầu, không nín nhịn.
  • Thực hiện các bài tập cải thiện sức mạnh cơ vùng chậu.
  • Tránh khiêng vác vật nặng
  • Ngủ nghiêng để tránh áp lực lên vùng chậu hoặc hậu môn
  • Vận động nhẹ nhàng thường xuyên để cải thiện lưu thông máu.
  • Tránh tăng cân quá nhiều khi mang thai.
    2.2) Điều trị bằng thuốc
    Trong khi mang thai, việc sử dụng các sản phẩm điều trị trĩ cần được tham vấn ý kiến của Bác sĩ hoặc Chuyên viên Y tế để đảm bảo an toàn cho thai phụ và em bé.
    Viên đặt trĩ HemoTreat an toàn cho phụ nữ mang thai sử dụng. Phụ nữ mang thai có thể sử dụng Viên đặt trĩ HemoTreat với sự tư vấn, hỗ trợ của Bác sĩ/Chuyên viên Y Tế.
    3) Lưu ý cho thai phụ
    Đừng cố gắng chịu đựng bệnh trĩ, bởi bệnh trĩ nếu không được chăm sóc và điều trị có thể dẫn đến biến chứng bất lợi cho cơ thể.
    Hãy đến bác sĩ để được tư vấn ngay khi thấy mình có triệu chứng của trĩ. Trĩ không phải là nguyên nhân duy nhất gây chảy máu hậu môn của bạn, nên hãy nói chuyện với bác sĩ ngay nếu bạn phát hiện có máu trong giấy lau hoặc trong phân.
    Nguồn: tudu.com.vn (Cổng thông tin Bệnh viện Từ Dũ)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *