- Bệnh trĩ thai kỳ có đặc trưng gì?
Bệnh trĩ là một bệnh gây bất tiện trong sinh hoạt và đang ngày càng phổ biến trong dân số Việt Nam. Bệnh trĩ hình thành do các tĩnh mạch bị giãn và sưng viêm thành búi (búi trĩ) ở bên trong hoặc bên ngoài hậu môn. Khi búi trĩ nằm bên ngoài hậu môn, chúng ta có thể nhìn thấy các búi tĩnh mạch sưng phồng, và đây sẽ được phân loại là trĩ ngoại.
Nguy cơ bệnh trĩ tăng cao trong thai kỳ, đặc biệt là vào thai kỳ thứ 3 và sau khi sinh em bé. Phụ nữ mang thai sẽ có những nhân tố đặc thù làm tăng nguy cơ trĩ. Việc phòng ngừa và điều trị trĩ có thể bắt đầu với những liệu pháp tự nhiên và thay đổi sinh hoạt.
Các triệu chứng của trĩ khi mang thai
Bệnh trĩ được chia thành 2 dạng:
- Trĩ nội, khi búi trĩ nằm bên trong cơ thể
- Trĩ ngoại, khi búi trĩ nằm bên ngoài hậu môn, có thể cảm nhận được.
Triệu chứng trĩ sẽ khác nhau tùy thuộc vào dạng trĩ mà bạn mắc phải. Triệu chứng trĩ có thể bao gồm:
- Chảy máu (khi đi đại tiện)
- Cảm giác đau khi đại tiện
- Vùng da xung quanh hậu môn gồ lên
- Ngứa
- Cảm giác nóng rát
- Sưng phồng vùng hậu môn
Thông thường, người bị trĩ ngoại sẽ dễ bắt gặp các triệu chứng này hơn. Người bị trĩ nội, đặc biệt ở các giai đoạn đầu, sẽ ít hoặc không gặp triệu chứng rõ rệt nào.
Người trĩ ngoại còn có nguy cơ bị cục máu đông, còn được gọi là dạng trĩ huyết khối. Trĩ huyết khối thường cứng hơn, gây đau đớn hơn, và sưng viêm nặng hơn.
Người bị trĩ nội có thể đẩy/rặn búi trĩ ra ngoài khi đại tiện, việc này sẽ gây chảy máu và khó chịu nhiêu hơn.
2. Nguyên nhân của trĩ khi mang thai là gì?
Có tới 50% phụ nữ mang thai hình thành các triệu chứng trĩ trong thai kỳ.
Nguyên nhân của trĩ trong thai kỳ:
- Tăng lưu lượng máu tuần hoàn, dẫn đến tĩnh mạch bị giãn
- Tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn do thai nhi và tử cung đang lớn dần.
- Thay đổi nội tiết
- Táo bón trong thai kỳ.
Hiện tượng táo bón trong thai kỳ cũng có thể xảy ra do ngồi nhiều, các thay đổi về nội tiết, hoặc do bổ sung sắt hoặc các chất khác trong thai kỳ.
3. Trĩ có biến mất sau khi thai kỳ kết thúc không?
Bệnh trĩ có thể tự khỏi hoàn toàn sau khi thai kỳ kết thúc mà không cần can thiệp do lưu lượng máu, nội tiết, và áp lực trong ổ bụng giảm đi sau khi sinh con.
Thời gian mà bệnh trĩ dễ hình thành nhất trong khi mang thai là trong kỳ thứ 3 của thai kỳ, và ngay sau khi sinh con. Việc trĩ hình thành trong khi sinh là do tăng áp lực hậu môn trong quá trình “vượt cạn”
4. Các phương pháp điều trị trĩ trong thai kỳ:
Có những phương pháp tự nhiên và thay đổi về lối sống có thể được áp dụng để làm giảm bệnh trĩ.
Lời khuyên chung cho người bị trĩ là không nên lờ các triệu chứng trĩ đi, do bệnh trĩ có thể trở nặng nếu không được chăm sóc và có thể dẫn tới các biến chứng như đau đớn kéo dài, hoặc mất máu do chảy máu quá nhiều.
Người bị trĩ cũng nên liên hệ với bác sĩ để chẩn đoán và điều trị. Do trĩ không phải là nguyen nhân duy nhất gây nên hiện tượng chảy máu hậu môn, người bị trĩ cần thông báo cho bác sĩ nếu phát hiện máu khi đại tiện.
Các liệu pháp tự nhiên
Người bị trĩ có thể áp dụng một số phương pháp sau để làm giảm các triệu chứng trĩ tại nhà:
- Dùng khăn lau hoặc vải lau có chứa chiết xuất witch hazel (cây hạt phỉ)
- Dùng khăn lau mềm, ẩm khi đi đại tiện
- Ngâm hậu môn trong nước ấm trong 10 phút, một vài lần một ngày.
- Tắm trong nước ấm pha muối Epsom
- Chườm lạnh khu vực hậu môn trong vài phút, một vài lần một ngày.
- Tránh không ngồi quá lâu mỗi ngày để giảm áp lực lên vùng hậu môn.
- Uống nhiều nước và ăn thực phẩm giàu chất xơ để ngăn ngừa táo bón, làm mềm phân.
- Tránh rặn mạnh trong khi đại tiện
- Tránh đại tiện quá lâu
Những sản phẩm khuyên dùng cho người trĩ:
- Viên đặt trĩ có chiết xuất thảo dược HemoTreat H
- Khăn lau bệnh trĩ
- Muối Epsom
- Túi chườm đá
Phương pháp điều trị
Người bị trĩ nên tham vấn bác sỹ trước khi tự “giải quyết” bệnh trĩ tại nhà. Việc này để đảm bảo là bạn được chẩn đoán chính xác và hiểu rõ các lựa chọn điều trị.
Trong thai kỳ, luôn tham vấn ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng bất kỳ thuốc nào, kể cả các loại thuốc bôi ngoài. Việc này để đảm bảo rằng việc điều trị trĩ an toàn cho bạn và con bạn.
Bác sỹ có thể đề xuất bạn sử dụng một thuốc nhuận tràng hoặc viên đặt hậu môn để làm giảm hiện tượng táo bón và các triệu chứng trĩ.
Các loại kem bôi ngoài, với các thành phần giảm viêm, giảm đau, có thể hỗ trợ làm giảm trĩ, nhưng bạn cần trao đổi kỹ với dược sỹ hoặc bác sỹ để đảm bảo các loại kem này an toàn cho người mang thai.
Các biện pháp điều trị trĩ trong bệnh viện bao gồm:
- Thắt búi trĩ bằng vòng cao su: Trong quá trình thắt búi trĩ, búi trĩ được thắt ở cuống bằng một vòng cao su. Việc thắt búi trĩ giúp chặn dòng máu chảy về búi trĩ và làm cho búi trĩ rụng ra sau 10-12 ngày. Quá trình này cũng để lại mô sẹo, ngăn sự hình thành của búi trĩ ở vị trí đó trong tương lai.
- Phương pháp chích xơ búi trĩ: Đây là thủ thuật tiêm xơ các chất hóa học vào búi trĩ để làm mất búi trĩ, xơ ở búi trĩ khiến máu không đến nuôi búi trĩ được, búi trĩ sẽ tự teo đi.
- Cắt trĩ: Phương pháp này thường được khuyên dùng cho người bị trĩ nặng ở các giai đoạn sau do có các nguy cơ về việc gây tổn thương cơ hậu môn, thời gian phục hồi lâu.
- Stapledhemorrhoidopexy: Mô trĩ được đẩy vào trong hậu môn và cố định bằng ghim phẫu thuật.
5. Cách ngăn ngừa bệnh trĩ trong thai kỳ:
Thai phụ có thể tham khảo các phương pháp ngăn ngừa bệnh trĩ sau:
- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, như rau xanh và trái cây.
- Uống nhiều nước để làm mềm phân, giúp việc đại tiện dễ dàng
- Tránh rặn mạnh khi đi đại tiện.
- Tránh ngồi trên bồn cầu quá lâu
- Đi đại tiện ngay khi cảm thấy mắc, không nín nhịn.
- Tập thể thao thường xuyên, tránh ngồi nhiều.
- Trao đổi với bác sỹ về việc sử dụng thực phẩm bổ sung để duy trì một chế độ ăn giàu chất xơ.
Bệnh trĩ là một bệnh thường gặp trong thai kỳ. Nếu phát hiện bị trĩ trong khi mang thai, thai phụ cần tham vấn ý kiến bác sỹ để được điều trị và tránh biến chứng.
Các phương pháp điều trị tự nhiên tại nhà có thể hỗ trợ làm giảm triệu chứng trĩ, tuy nhiên thai phụ cũng cần sự can thiệp y tế. Thai phụ nên trao đổi kỹ với bác sỹ để đảm bảo kỹ các thuốc và phương pháp mà mình sử dụng trong thai kỳ an toàn cho mình và thai nhi.
Nguồn tham khảo: Healthline